Theo một số nguồn tin, doanh nhân Bruce Rockowitz – chồng của Coco Lee cho rằng việc cô để lại toàn bộ tài sản trị giá 128 triệu USD cho mẹ ruột là hoàn toàn vô lý. Ông không chấp nhận những gì được công bố trong bản di chúc của vợ bởi thủ tục ly hôn của cả hai vẫn chưa hoàn tất. Nếu Bruce Rockowitz thành công lật ngược lại di chúc, anh ta sẽ là người được thừa kế nhiều tài sản của Coco Lee nhất.
Thông tin này khiến người hâm mộ vô cùng phẫn nộ. Trước đó không lâu, chồng của Coco Lee đã bị “bóc mẽ” là không giàu có như nhiều người tưởng. Bruce Rockowitz thực tế không sở hữu khối tài sản lên tới 200 triệu USD nhưng lại đổ không ít tiền vào các cuộc vui chơi, nhậu nhẹt. Chưa kể, hôn lễ thế kỷ với chi phí lên tới 10 triệu USD của Bruce Rockowitz và Coco Lee cũng do một tay nữ ca sĩ chi trả.
Chị gái của Coco Lee đã thừa nhận điều này và khẳng định “Chính em gái tôi đã giúp Bruce Rockowitz phát triển sự nghiệp và trở thành đại gia”.
Sau khi Coco Lee qua đời, Bruce Rockowitz bất ngờ trở về Hong Kong (Trung Quốc) và đăng cáo phó với lời lẽ đầy tiếc thương. Điều này khiến gia đình của Coco Lee không khỏi bất ngờ bởi cả hai đang trong thời gian ly thân và không còn nói chuyện với nhau từ lâu.
Coco Lee và Bruce Rockowitz kết hôn vào năm 2011 và không có con chung. Trong thời gian chung sống, Bruce Rockowitz đã nhiều lần lừa dối Coco Lee và cặp kè với nhiều người phụ nữ khác. Vào hồi đầu năm nay, trong lúc Coco Lee bị chuẩn đoán bệnh ung thư, Bruce Rockowitz lại bận rộn cặp kè với bạn thân của cô. Nhiều người cho rằng việc chồng phản bội khiến Coco Lee suy sụp, rơi vào trầm cảm và đi đến quyết định tự tử.
Bài hát làm nên tên tuổi của Coco Lee:
Hà Vy
Bộ tem kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế được cung ứng trên mạng lưới bưu chính kể từ ngày 28/5/2024 đến ngày 31/12/2025.
Kênh Vĩnh Tế là công trình lớn có nhiều giá trị về quốc phòng, giao thông, thương mại, thủy lợi cũng như nông nghiệp và giá trị này vẫn đang được phát huy cho đến ngày nay. Việc Bộ TT&TT phát hành bộ tem bưu chính kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế là nhằm góp phần bảo tồn, lưu giữ và phát huy hơn nữa giá trị lịch sử, trí tuệ, sức lao động sáng tạo của cha ông; Đồng thời, giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ để cùng chung sức xây dựng, phát triển đất nước.
Bộ tem được họa sĩ Nguyễn Du thiết kế theo phương pháp đồ họa, chắt lọc cao thể hiện sơ đồ kênh Vĩnh Tế gắn với các địa danh liên quan và hình ảnh chân dung danh thần Thoại Ngọc Hầu (1761-1829), người có nhiều đóng góp to lớn trong quá trình bình định, mở mang bờ cõi vào thời nhà Nguyễn.
Thông tin thêm với phóng viên VietNamNet, họa sĩ Nguyễn Du, tác giả thiết kế bộ tem bưu chính về kênh Vĩnh Tế cho biết, trên cơ sở tư liệu ảnh do UBND tỉnh An Giang, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam cung cấp và ảnh chụp thực tế, họa sĩ đã nghiên cứu, sử dụng phương pháp đồ họa để thiết kế mẫu tem. Việc lựa chọn thiết kế tem hình chữ nhật tràn lề là nhằm miêu tả độ dài của dòng kênh, tạo hiệu ứng ấn tượng cho bộ tem. Tem sử dụng màu sắc hoài cổ, nổi bật lên là hình tượng danh thần Thoại Ngọc Hầu được thể hiện trang trọng. Trong khuôn khổ nhỏ bé của mẫu tem, hình ảnh trực quan sơ đồ kênh Vĩnh Tế cũng giúp xem dễ hình dung về vị trí, hướng tuyến của dòng kênh này.
Nhân dịp này, Công ty Tem thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam phát hành một số sản phẩm kèm theo bộ tem kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế, gồm có: Phong bì ngày phát hành đầu tiên – FDC, dấu phát hành ở 4 địa danh Hà Nội, TP.HCM, An Giang và Kiên Giang.
Kênh Vĩnh Tế là thành tựu thủy nông dưới triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, có chiều dài hơn 11.000 trượng (gần 91 km), bắt đầu từ bờ Tây sông Châu Đốc (tỉnh An Giang) thẳng nối giáp với sông Giang Thành thuộc thành phố Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang ngày nay). Kênh do danh thần Thoại Ngọc Hầu chỉ huy đào, khởi công từ năm 1819 dưới thời vua Gia Long và hoàn thành vào năm 1824 dưới triều vua Minh Mạng.
Kênh Vĩnh Tế cho thấy tầm nhìn chiến lược của cha ông, vừa phát triển sản xuất, giao thương, cũng vừa bảo vệ tuyến biên giới, xác lập chủ quyền bờ cõi. Trong quốc phòng, kênh Vĩnh Tế được ví như một hào nước quân sự khổng lồ bảo vệ biên giới quốc gia phía Tây Nam. Trong phát triển kinh tế, cho đến ngày nay, kênh Vĩnh Tế không chỉ mang nước ngọt và phù sa bồi đắp, cho hàng ngàn hecta đất nông nghiệp tại An Giang, mà còn cho cả vùng tứ giác Long Xuyên. Đây là một trong những nơi đầu tiên đón lượng nước lũ tràn về từ dòng Mekong, đưa nguồn lợi thủy sản dồi dào cá, tôm về phục vụ đời sống của người dân địa phương.
![]() |
Kho tài liệu ở một của hàng Photo gần cổng phụ trường đại học Thương Mại. |